Bước đầu học vẽ, chúng ta phải hiểu những nguyên tắc căn bản của môn học này. Khi vẽ mọi vật lên giấy hay một bề mặt phẳng tức là ta đang tạo hình trên không gian hai chiều. Trong không gian hai chiều, ta không thể luồn tay hay đi vòng qua phía sau hình vẽ được.
Không gian ba chiều có thể hiểu là những tác phẩm điêu khắc, khi đó ta có thể đi vòng quanh tác phẩm, những bức tượng trong công viên, tượng đài…
Dù bạn muốn vẽ trên giấy, vải hay tạc những bức tượng thì mọi vật thể đều được qui về các hình kỷ hà như: vuông, tròn, tam giác…và sau đó là hình khối như: lập phương, trụ, nón, lục giác, bát giác…
Tại sao??? Bởi vì đó là điều đơn giản nhất cho sự khởi đầu. Từ những hình kỷ hà, những khối cơ bản khi ta vẽ hay nặn thuần thục, ta sẽ tiến thêm một bước cao hơn, phức tạp hơn cho những vật thể ta nhìn thấy mỗi ngày chẳng hạn như nhà cửa, bàn ghế, xe cộ. Cao cấp nhất chính là con người. Tất cả đều bắt nguồn từ các khối cơ bản.
Để bắt đầu, bạn cần chuẩn bị: Giấy, viết chì hoặc than và tẩy. Nếu sử dụng than thì nên sử dụng loại mềm và loại tẩy riêng (Các họa sĩ xưa thường cắt cành cây Dâm bụt bó lại thành bó và đốt cho đến khi hóa thành than, vẽ rất tốt. Tẩy họ vẫn hay dùng là ruột bánh mì!). Các bạn mới bắt đầu vẽ nên sử dụng loại chì bình thường 2B hay 3B là được.
Vẽ khối lập phương
Vẽ khối trụ
Vẽ khối cầu
Mách bạn:
Khi vẽ, nên tự chọn cho mình một tư thế thật thỏa mái nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a. Đứng cách bảng vẽ một cách tay.
b. khoảng cách từ bảng vẽ đến vật mẫu nằm trong phạm vi gấp từ 3 đến 5 lần chiều cao trung bình của vật mẫu (khoảng cách này là tốt nhất vì mắt chúng ta có thể quan sát được cả tổng thể lẫn chi tiết. Pablo Picasso từng nói: "khi xem tranh bạn không nên đứng gần vì mùi sơn rất độc". nghĩa đen thì đã rõ, nghĩa bóng câu nói này khuyên chúng ta không nên đứng gần quá vì như thế chỉ nhìn thấy những chi tiết vụn vặt mà không cảm thụ được vẻ đẹp của toàn bộ bức tranh.
c. Hướng về mẫu, tự chọn cho mình một góc nhìn mà mình có xúc cảm nhất.
+ Cầm bút khi vẽ dựng hình hay lên khối, bóng sao cho thoải mái và thuận tay.
+ Bạn cũng nên luyện nét mỗi ngày, chỉ cần bỏ ra 5 phút để luyện nét... đưa bút thật dài và đưa theo mọi hướng....chéo lên chéo xuống, vẽ nét thuận tay, nét trái tay (không phải đổi tay)..
+ Muốn có được hình tròn, trước hết phải qui về khối hình vuông bằng những đường kĩ hà, sau đó tiếp tục chia nhỏ thành hình lục giác,bát giác...cuối cùng sẽ thu được hình tròn. Khi vẽ hình elip cũng vậy...trước hết phải dựng hình chữ nhật trước đã.
Chú ý: bạn không nên dùng compa hay thước kẻ để dựng hình, vì những nét kẻ đó sẽ gây nên sự khô cứng và không hài hòa với nét vẽ tay.
+ Khi vẽ hình khối trụ, đầu tiên ta phải dựng 1 khung hình chữ nhât.. sau đó xác định mặt phẳng trên, dưới của nó...tiếp theo chia ra hình lục giác, bát giác...và cuối cùng sẽ thu được hình e-lip.
+ cuối cùng là lên khối cho hình... trong lúc dựng, xác định luôn bên nào tối bên nào sáng và sẽ trải đều 1 lớp lót... dần dần sẽ lên những chỗ tối hơn và phản quang..
-Sưu tầm-
0 nhận xét: